Skip to main content

Hướng dẫn quản lý VPS ở Vultr

Truy cập vultr.com tại đây: http://www.vultr.com/



Tương tự như Digital Ocean, Vultr có hẳn một trang quản lý VPS tự làm riêng chứ không sử dụng hệ thống SolusVM như Ramnode và các nhà cung cấp VPS khác.
Mình sẽ hướng dẫn các bạn các thao tác sử dụng căn bản để làm quen với trang quản trị này của Vultr.
Vultr Logo
Đầu tiên các bạn cần đăng ký một tài khoản Vultr nếu chưa có (nhớ dùng Vultr Coupon Code để được tặng miễn phí $ dùng thử nhé), sau đó đăng nhập vào trang quản lý VPS. Giao diện sẽ như sau:
Giao dien quan ly Server Vultr
Menu bên trái
  1. Servers: hiển thị danh sách VPS cùng các thao tác quản lý
  2. Billing: thông tin thanh toán, nạp tiền, sử dụng Gift Code.
  3. Support: liên hệ hỗ trợ.
  4. Affiliate: chương trình affiliate.
  5. Account: thông tin tài khoản, bảo mật.
Menu trên cùng trong trang Servers
  1. Instances: danh sách server đã tạo
  2. Snapshots: các bản sao lưu server, tương tự như bản Ghost Windows ngày xưa vậy. Hiện tại đang miễn phí.
  3. ISO: quản lý custom OS, thường dùng để cài Windows.
  4. Startup Script
  5. SSH Key: quản lý SSH keys, sử dụng để connect đến VPS thay vì dùng root password.
  6. DNS: sử dụng miễn phí hệ thống DNS của Vultr.
  7. Backups: tương tự snapshot, là các bản sao lưu server nhưng được tự động tạo hàng ngày. Chức năng này có phí.
  8. Block Storage: bổ sung thêm dung lượng lưu trữ cho server.
Ở phần bên dưới bạn sẽ thấy tất cả các VPS đang sử dụng ở Vultr với thông tin RAM, IP, Label bên dưới, OS, Location, Status và chi phí đã sử dụng tháng này. Nhấn Manage để quản lý VPS hoặc nút cộng màu xanh để Deploy thêm server.
Bạn cần lưu ý Vultr tính chi phí theo giờ sử dụng, cuối tháng mới tổng kết và trừ tiền trong Balance. Nếu bạn stop VPS thì vẫn bị tính tiền, chỉ trừ khi nào Destroy (xóa) thì mới ko bị tính tiền.
Giờ mình sẽ đi sâu hướng dẫn cách sử dụng trang quản lý VPS này của Vultr.

I. Tạo mới VPS ở Vultr (Deploy)

– Để tạo mới VPS, trong trang quản lý bạn nhấn vào nút cộng màu xanh Deploy New Instance để tạo mới VPS.
Tao moi server o Vultr
Giao diện tạo VPS sẽ bao gồm các phần sau:
1. Choose Server Location
1. Lua chon Server Type va Location
Đầu tiên bạn hãy chọn loại server tương ứng, bao gồm:
  • Compute Instance (mặc định): tối ưu hoạt động, sử dụng SSD, CPU xịn, đầy đủ location, nên dùng nếu sử dụng để chạy web.
  • Storage Instance: nên dùng để làm server lưu trữ do dung lượng lớn, sử dụng ổ SATA, giới hạn một số location.
  • Dedicated Instance: nên dùng với những hệ thống lớn, cần tài nguyên nhiều.
Server Location nên ưu tiên chọn những địa điểm gần Việt Nam như Japan hoặc Los Angeles,Seattle sẽ cho tốc độ tốt nhất.
2. Server Type – Chọn hệ điều hành cho server
2. Server Type va Package
Trong phần 2 chúng ta sẽ lựa chọn hệ điều hành sẽ cài cho server, có thể chọn Linux hoặc Windows. Nếu bạn định cài đặt HocVPS Script thì nên sử dụng bản 64bit, CentOS 6 x64. Nếu muốn cài Windows thì bạn có thể lựa chọn luôn Windows 2012 R2 x64 ở đây, hoặc cài thủ công như hướng dẫn của mình.
Bạn được phép cài đặt lại hệ điều hành thoải mái sau khi Deploy.
Tab Application là tập hợp những ứng dụng được hỗ trợ cài đặt tự động như LEMP, WordPress, Minecraft, ownCloud, OpenVPN, Drupal…
Tab Backup hoặc Snapshot cho phép bạn tạo server từ những bản tự động sao lưu từ trước, hoặc từ Snapshot do bạn tạo ra.
Tab Custom ISO dùng để cài đặt hệ điều hành riêng sử dụng file ISO của bạn, mình thường dùng để cài Windows.
3. Choose Package – Chọn cấu hình VPS
Tùy theo mục đích sử dụng bạn hãy lựa chọn cấu hình server tương ứng.
Sau khi deploy bạn được nâng cấp lên cấu hình cao hơn mà vẫn giữ nguyên data, tuy nhiên không thể hạ xuống được nhé.
4. Additional Features – Các tính năng khác
4. Mot so tinh nang khac
Một số chức năng khác như: kích hoạt IPv6, Private Network, Auto Backup, Startup Script, SSH Key… bạn có thể để mặc định.
Cuối cùng nhấn nút Deploy Now để tiến hành tạo VPS. Quá trình tạo sẽ mất khoảng 1 – 2 phút, sau đó bạn sẽ nhận được 1 email thông báo thành công từ Vultr kèm theo thông tin IP, cấu hình server. Mật khẩu root thì bạn cần lấy trong trang quản lý Server Information, phần Password (click vào biểu tượng con mắt).

II. Quản lý VPS ở Vultr (Servers)

Sau khi bạn tạo mới VPS xong, trong trang quản lý chung hãy nhấn tên server để đến trang quản lý VPS. Giao diện như sau:
Quan ly VPS o Vultr

1. Thay đổi mật khẩu root

Bạn nhấn vào biểu tượng hình con mắt để lấy password Vultr tự động tạo, sử dụng để login vào VPS và thay đổi ngay password này với lệnh passwd.
Trong trường hợp quên mất password root, tham khảo bài hướng dẫn này để lấy lại pass.

2. Nâng cấp tài nguyên VPS

VPS ở Vultr có thể được nâng cấp cấu hình mà không làm ảnh hưởng gì đến dữ liệu cả. Tuy nhiên, để cẩn thận bạn vẫn nên tạo 1 bản snapshot trước khi thực hiện.
Lưu ý, hiện mới chỉ nâng cấp lên được chứ không hạ xuống cấu hình thấp hơn được nhé.
Trong trang quản lý VPS, tab Settings, bạn nhấn tiếp Change Plan rồi chọn plan muốn nâng cấp và nhấn nút Upgrade là xong.
Change Plan
Với location Japan, Vultr thường xuyên thiếu tài nguyên. Nếu bạn thấy báo No upgrade available, hãy thỉnh thoảng login lại xem có thể nâng cấp được chưa. Có lúc mình login 3 ngày liền mới có thể nâng cấp được VPS.

3. Cài đặt lại OS

Trong trường hợp táy máy nghịch hỏng VPS, bạn có thể dễ dàng cài đặt lại nhanh chóng bằng cách nhấn nút Reinstall. Toàn bộ dữ liệu sẽ bị xóa, VPS trở về trạng thái như ban đầu.
Server Reinstall
Còn nếu bạn muốn thay đổi hệ điều hành (OS) hiện tại, trong tab Settings chọn Change OS.

4. Sử dụng Custom ISO

Vultr có một chức năng tuyệt vời đó là cho phép chúng ta sử dụng 1 file ISO chứa hệ điều hành bất kỳ (tích hợp VirtIO drivers) để cài đặt VPS.
Để trải nghiệm tính năng này, trước tiên bạn cần upload file ISO lên server của Vultr tại đây. Sau đó nhấn vào tab Settings, Change OS và chọn Virtual ISO để cài đặt.
Change OS

5. Xóa VPS

Nếu bạn không muốn sử dụng VPS nữa hoặc đơn giản là xóa đi do không sử dụng và không muốn bị trừ tiền, hãy nhấn nút Destroy để xóa VPS.
Xoa Server
Lưu ý: Stop hoặc Shutdown VPS vẫn bị tính tiền nhé, xóa đi mới không bị tính tiền nữa.

6. Thêm IPv4/IPv6

Vultr hỗ trợ thêm IPv4 (giá 2$/tháng) và IPv6, để thực hiện bạn hãy nhấn vào tab Settings rồi chọn IPv4 hoặc IPv6 tương ứng.

7. Tạo Snapshot và Restore VPS

Snapshot có thể hiểu là 1 bản sao lưu toàn bộ VPS, sau này bạn có thể sử dụng snapshot để tạo mới VPS hoặc Restore VPS. Hiện tại chức năng này đang là beta và được sử dụng miễn phí.
Tao Snapshot
Để tạo Snapshot, trong ô Take Snapshot bạn hãy nhập tên mô tả rồi nhấn nút Take Snapshot.
Để khôi phục VPS về 1 Snapshot bất kỳ bạn hãy nhấn nút Restore bên dưới.

8. Tự động sao lưu VPS

Chức năng tự động sao lưu toàn bộ VPS hàng ngày tốn từ 1$/tháng trở lên tùy size VPS. Để kích hoạt bạn nhấn tab Backups rồi nhấn Enable Backups.
Backups
Xem thêm thông tin tại đây.
Hiện tại mình đang sử dụng giải pháp sử dụng Duplicity để backup lên một server dự phòng hàng ngày khá hiệu quả mà chi phí thấp. Các bạn có thể tham khảo thêm.

9. Thống kê sử dụng

Trong tab Usage Graphs bạn có thể thấy được tình trạng sử dụng VPS dưới dạng đồ thị trực quan. Thông tin bao gồm: Monthly Bandwidth, CPU Usage, Disk I/O, Network.
Usage Graphs
Bạn có thể kích hoạt chức năng thông báo khi sử dụng bandwidth quá bandwidth trong phần IV.

10. Một số tính năng khác

Mình đã hướng dẫn toàn bộ chức năng liên quan đến việc quản lý VPS ở Vultr, ngoài ra có một số tính năng giúp bạn quản lý số lượng lớn VPS như Label, Tag.
  • Label: dùng để đặt tên cho VPS của bạn, nó sẽ hiển thị bên dưới IP trong trang My Servers (xem hình ảnh đầu bài viết này)
  • Tag: sử dụng để nhóm các VPS lại với nhau, ví dụ như 1 nhóm VPS dùng để Cache, 1 nhóm để chạy Web, 1 nhóm để chạy Database…

III.  Nạp tiền vào tài khoản Vultr (Billing)

Để sử dụng VPS, tất nhiên là chúng ta sẽ phải tốn tiền. Vultr cũng giống như Digital Ocean sử dụng phương pháp thanh toán theo giờ sử dụng, nghĩa là bạn dùng bao nhiêu thì trả tiền bấy nhiêu.
Toàn bộ thông tin thanh toán được lưu trong phần Billing, bạn có thể mở ra để xem bất kỳ lúc nào:
vultr-billing
Trong đó:
  • Charges This Month: chi phí đã sử dụng tháng này, cập nhật mỗi giờ.
  • Remaining Credit: số tiền còn lại trong tài khoản hiện tại. Đã trừ đi chi phí sử dụng trong tháng rồi nhé, hiển thị như hình bên trên tức là tài khoản vẫn dư tiền.
  • History: hiển thị toàn bộ hóa đơn sử dụng hàng tháng.
Bạn cần lưu ý nếu thấy hết credit thì cần chủ động nạp tiền vào tài khoản thông qua thẻ Visa/Master hoặc tài khoản PayPal kẻo VPS bị dừng hoạt động và bị xóa. Vultr cũng sẽ tự chủ động nạp tiền nếu hết credit, trước đó có thông báo cho bạn bằng email.
Cũng ở trong trang Billing này, bạn có thể sử dụng Gift Code để được tặng thêm $ miễn phí sử dụng. Xem thêm chuyên mục Vultr Coupon trên blog Canh Me.

IV. Một số cài đặt khác (Settings)

Trong trang Settings, có thêm một số cài đặt cho tài khoản như Thay đổi thông tin cá nhân, Thay đổi password, API, Thông báo khi sử dụng quá Bandwidth và đặc biệt là chức năng Bảo mật 2 lớp Two Factor Auth mình đang sử dụng.
Khi kích hoạt chức năng này, mỗi lần login vào Vultr bạn sẽ phải sử dụng thêm mã sinh ra do ứng dụng Google Authenticator, qua đó hạn chế tối đa việc mất tài khoản. Nếu bạn sử dụng Vultr, nên kích hoạt chức năng này.
Vậy là mình đã hướng dẫn bạn chi tiết sử dụng trang quản lý VPS ở Vultr, khá đơn giản nhỉ. Đây là một nhà cung cấp VPS chất lượng trên thế giới bạn nên sử dụng. Hiện tại mình đang dùng Vultr cho blog Học VPS và Canh Me, rất tốt.

Comments

Popular posts from this blog

Hướng dẫn Up Rom cho tất cả các dòng Android TV Box

Chào các bạn, để tránh tình trạng cập nhật lẻ tẻ từng phiên bản của từng dòng Android TV Box khác nhau nên hôm nay Hoàng Anh Store sẽ viết bài này để vừa hướng dẫn, vừa cập nhật Firmware mới nhất của từng dòng sản phẩm Android TV Box để các bạn dễ dàng theo dõi khi có bản cập nhật mới. Dưới đây là các dòng Android Box mà Hoàng Anh Store phân phối, nếu các bạn có nhu cầu về các dòng khác, vui lòng cho Hoàng Anh Store biết để được trợ giúp! Hướng dẫn Up Rom(cập nhật Firmware) các dòng Himedia Q1 IV, Q3 IV, M3 IV , Q5 IV, Q10 IV . Hướng Dẫn Update Firmware HiMedia Q5IV bản 1.0.7 Hướng dẫn up rom Mygica ITV1600 và Mygica ITV1600E, , ITV600A Hướng dẫn up rom cho Android TV Box Minix Neo X8-H Plus Hướng dẫn Uprom Android 4.2.2 cho Android TV Box Minix Neo X7 Bài Hướng dẫn chi tiết hôm nay sẽ chỉ dẫn các bạn phương pháp có thể tự up rom cho các thiết bị Android TV Box một cách đơn giản nhất và có thể hoàn toàn tự làm được ở nhà của mình. 1. Hướng dẫn nâng cấp Firmwa

Công cụ tốt nhất khi tham gia kiếm tiền trên mạng

Chiến lược, tầm nhìn và các kỹ năng của bản thân là một trong những yếu tố hàng đầu để thành công với kiếm tiền trên mạng, tuy nhiên để hỗ trợ đắc lực và giảm thiếu thời gian thành công, bạn cần phải sử dụng những công cụ. YouTube & Video Tools Mic thu âm: PC-K200 Công cụ giúp bạn tạo nên các chương trình Podcast, dạy trực tuyến, Video hướng dẫn giá tốt nhất. Xem đánh giá KeywordTool.io Công cụ nghiên cứu từ khóa, giúp bạn tìm ra những từ khóa dài và ngắn, từ đó có ý tưởng và làm Marketing tốt hơn. Xem chi tiết BuzzSumo Công cụ Social giúp bạn tìm kiếm nội dung xu hướng, từ đó tìm ra từ khóa và tạo nội dung Viral cho YouTube và Website. Xem chi tiết Proshow Producer 8 Phần mềm biên tập Video đơn giản và dễ sử dụng nhất, giúp bạn tạo ra những Video hấp dẫn người dùng, không quá phức tạp. Xem chi tiết Camtasia Studio 8 Phần mềm quay phim chuyên dụng, quay lại toàn bộ màn hình và chỉnh sửa ngay lập tức trong trình điều